Đi ỉa ra máu tươi tưởng như chỉ là “trục trặc” nhỏ xảy ra với đường tiêu hóa, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa.
Vậy nguyên nhân nào gây ra và cách cải thiện để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sẽ có trong nội dung sau đây.
- 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
- 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
- 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
- 🎁 Gói khám ưu đãi: Bệnh Trĩ: Chỉ 260K
- Nhận ưu đãi CHAT NGAY
- 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
- Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
1. Đi ỉa ra máu tươi là hiện tượng gì?
Đi ngoài ra máu là tình trạng phân có lẫn máu hoặc đi ngoài xong thấy ra máu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà màu sắc của máu lẫn trong phân có thể thay đổi như sau:
Đỏ thẫm
Đỏ tươi
Thâm đen
Tình trạng này có thể do táo bón nhưng thường tự khỏi, nên nguyên nhân gây ra cũng có thể do một vài nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn.
Đi ỉa ra máu tươi là tình trạng bạn không nên phớt lờ khi gặp phải. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đặc biệt nếu máu ra nhiều, kèm theo các triệu chứng khác như:
Đau bụng
Sốt
Thói quen đại tiện có thay đổi bất thường
Lúc này, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp_thời.
2. Nguyên nhân khiến bạn đi ỉa ra máu tươi
Hiện tượng đi ỉa ra máu tươi có thể do bạn đã mắc các
Đi ỉa ra máu tươi do bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng sớm nhất của bệnh trĩ. Ở giai đoạn đầu, máu chỉ lẫn trong phân hoặc thấm vài giọt trên giấy vệ sinh.
Càng để lâu, hiện tượng đi tiêu ra máu tươi sẽ càng nặng, kèm theo đó là các triệu chứng của bệnh trĩ như:
+ Đau rát hậu môn
+ Ngứa hậu môn
+ Xuất hiện cục u
+ Tiết dịch nhiều và bị rỉ phân v.v…
[Nếu bạn có các triệu chứng kể trên, vui lòng liên hệ qua Hotline: 0866.901.115 để được tư vấn cụ thể hoặc CLICK VÀO KHUNG CHAT DƯỚI ĐÂY]
Viêm dạ dày ruột
Bệnh lý về đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy ra máu, phân có thể có lẫn dịch nhầy.
Để điều trị, bạn cần chú ý uống nhiều nước, nếu triệu chứng không giảm sau 1 – 2 ngày thì cần đi khám. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus mà bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus.
Xuất huyết đường tiêu hóa trên
Nếu “thủ phạm” là do xuất huyết đường tiêu hóa trên, bạn sẽ thấy phân có màu đen như hắc ín. Thông thường, nguyên nhân gây xuất huyết là do bệnh loét dạ dày tá tràng. Đối với trường hợp này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.
Bệnh viêm ruột (IBD)
Tình trạng viêm sưng ở ruột non hoặc ruột già. Có 2 loại viêm ruột là bệnh Crohn và viêm đại tràng. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này là sốt, tiêu chảy, đau bụng, phân có máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, cũng có trường hợp đi ngoài có máu đen.
Táo bón đi ngoài ra máu do nứt hậu môn
Tình trạng đi ngoài ít, khó khăn, đau đớn do phân khô, cứng diễn ra thường xuyên khi bị táo bón có thể tạo áp lực lên hậu môn, khiến hậu môn bị kéo căng, rách và chảy máu.
Hầu hết các vết rách thường tự lành khi bạn đã kiểm soát được táo bón. Để vết nứt nhanh lành, bạn có thể chú ý uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón để dễ đi ngoài.
Viêm túi thừa
Túi thừa là một bất thường xảy ra khi thành ruột kết bị yếu và phồng ra như những túi nhỏ. Khi các túi này bị đỏ và sưng thì có thể dẫn đến viêm túi thừa.
Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa có thể bị cọ xát dẫn đến chảy máu, máu có thể lẫn vào phân. Tình trạng chảy máu kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn đi cùng với đó là các triệu chứng như đau quặn ở vùng bụng dưới, đầy hơi, sốt, ớn lạnh, chán ăn và buồn nôn.
Polyp đường ruột
Polyp là một khối u nhỏ xuất hiện trên niêm mạc đường ruột. Có nhiều loại polyp khác nhau, trong đó polyp trên niêm mạc đại tràng là phổ biến nhất với khoảng 25% người từ 50 tuổi trở lên mắc phải.
Polyp thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng một số trường hợp có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc có màu đen.
Polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư, do đó, nếu nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng này thì cần đi khám sớm.
Đừng lo lắng, hãy cùng trò chuyện miễn phí với Bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất!
Ung thư đại trực tràng
Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Khi đi ngoài, phân có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc có màu đen đi cùng với đó là các triệu chứng bất thường như đau bụng, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, sút cân không rõ nguyên nhân…
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp nhiều ở người trên 50 tuổi. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên thì nên sớm đi khám giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi thành công.

3. Đi ỉa ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đi ỉa ra máu tươi có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điềutrị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây đau đớn thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điềutrị phù hợp khi thấy các dấu hiệu sau:
Đi cầu ra nhiều máu kéo dài hơn 2 tuần
Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân nhiều máu
Cảm thấy người mệt mỏi
Sức khỏe suy giảm
Sụt cân không rõ nguyên nhân
[Được ưu tiên khám ngay mà không phải xếp hàng, Click vào khung chat dưới đây]
Đau bụng, sưng bụng
Sốt cao
Buồn nôn hoặc nôn
Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường
Đi ngoài hoặc đi tiểu không kiểm soát.
Biện pháp chữa trị và phòng ngừa đi ỉa ra máu tươi
Để chữa cũng như phòng ngừa đi ỉa ra máu tươi người bệnh cần chú ý:
Cần đi khám và uống thuốc đều đặn theo phác đồ của bác sĩ sau khi thăm khám
Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, đó là ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây, uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón. Hạn chế thực phẩm gây nóng trong như: thức ăn nhiều chất béo, chua cay, đồ ngọt
Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm nhất định, tránh rặn quá mạnh, không đi cầu quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện
Nên ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước
Người bệnh tránh mang vác bưng bê vật nặng, không đứng lâu, ngồi lâu một chỗ
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt. Nên chọn bài tập phù hợp để có thể tập đều đặn hàng ngày
Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với bác sĩ qua hotline: 0866.901.115 hoặc chat TẠI ĐÂY để được giải đáp nhé, các bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn 24/24.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
phòng khám đa khoa quảng ngãi
Địa chỉ: 188 Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0866.901.115 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.
Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi: